Giày bảo hộ là gì? Đặc điểm cấu tạo và công dụng.
Giày bảo hộ (hay còn được gọi là giày bảo hộ lao động) là loại giày chuyên dụng được thiết kế để bảo vệ người lao động khỏi các nguy cơ gây hại trong môi trường làm việc như va đập, chấn thương, hóa chất, độ ẩm, nhiệt độ cao hoặc thấp và các vật cứng sắc nhọn. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, xây dựng, sản xuất, cơ khí, điện, y tế và nhiều ngành nghề khác.
Giày bảo hộ công trình Jogger
2. Đặc Điểm Cấu Tạo và Công Dụng của Giày Bảo Hộ Lao Động
2.1. Cấu tạo của Giày Bảo Hộ Lao Động
Thiết kế đảm bảo an toàn
Giày bảo hộ lao động có cấu tạo khác nhau tùy theo mục đích sử dụng và các tiêu chuẩn an toàn, nhưng nhìn chung bao gồm các thành phần sau:
- Đế giày: Bảo vệ đôi chân khỏi các nguy hiểm từ bên dưới như dao, mỏ, các chất độc hại hoặc nhiệt độ cao.
- Mũi giày: Bảo vệ đầu chân khỏi các va đập và va chạm, thường làm bằng thép, nhựa hoặc composite.
- Thân giày: Bao gồm phần trên, bên và hông của giày, thường làm bằng da, vải, cao su, PVC…
- Lót giày: Lớp lót bên trong tăng độ thoải mái và hỗ trợ cho đôi chân.
- Phụ kiện khác: Dây giày, khóa giày.
2.2. Ưu điểm Nổi Bật của Giày Bảo Hộ Lao Động
- Bảo vệ đôi chân: Bảo vệ đôi chân khỏi các nguy hiểm như va đập, chấn thương, cháy nổ, dầu mỡ, hóa chất, độ ẩm, nhiệt độ cao hoặc thấp và các vật cứng sắc nhọn.
- Di chuyển linh hoạt: Thiết kế đảm bảo tính thoải mái và linh hoạt, giúp người sử dụng cảm thấy dễ chịu khi mang giày trong thời gian dài.
- Độ bền cao: Làm từ các vật liệu chất lượng cao, chịu được sự mài mòn và va đập, kéo dài tuổi thọ và giảm chi phí thay thế.
2.3. Công Dụng của Giày Bảo Hộ Lao Động
Bảo vệ đôi chân khỏi vật sắc nhọn, nguy hiểm
- Bảo vệ khỏi chấn thương: Đế chắc chắn và cấu trúc đặc biệt giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương hoặc đau nhức chân.
- Bảo vệ chân: Khỏi các tác nhân gây hại như dầu mỡ, hóa chất, vật cứng sắc nhọn, tia lửa…
- Tăng độ bám: Đế giày chắc chắn, chống trơn trượt, tăng độ bám và ổn định trong môi trường khắc nghiệt.
- Tạo cảm giác thoải mái: Thiết kế êm ái, đặc biệt các mẫu giày bảo hộ Jogger có lớp vải mềm bên trong mang lại cảm giác thoải mái.
3. Tiêu Chuẩn Quốc Tế của Giày Bảo Hộ Lao Động
Giày bảo hộ Nhật Bản
Tiêu chuẩn cho giày bảo hộ tại các khu vực, quốc gia trên thế giới sẽ có sự khác nhau, cụ thể:
– Tiêu chuẩn áp dụng cho giày bảo hộ lao động tại Hoa Kỳ là ASTM F2412-05 (tiêu chuẩn để bảo vệ chân) và ASTM F2413-05 (tiêu chuẩn cho các yêu cầu hiệu suất để bảo vệ bàn chân)
– Ở Canada (CSA), khi sản xuất giày bảo hộ cần phải đạt tiêu chuẩn CS195 Z195. Đặc biệt, nước này sử dụng các biểu tượng trên giày bảo hộ. Theo đó, mỗi hình dạng và màu sắc sẽ đại diện cho các tiêu chí an toàn cụ thể cho tất cả giày dép và quần áo tại nước này.Ở châu Âu, các tiêu chuẩn cho giày dép an toàn hiện tại là ISO 20345: 2011 (trước đây là ISO 20345: 2004). Ngoài ra còn có EN ISO 20346: 2004 cho giày bảo hộ và EN ISO 20347: 2004 cho giày dép bảo hộ.
– Ở châu Á, cụ thể tiêu chuẩn giày an toàn tại các nước như sau:
- Trung Quốc: GB 21148 & An1, An2, An3, An4, An5
- Indonesia: SNI 0111: 2009
- Nhật Bản: JIS T8101
- Malaysia: SIRIM MA 1598: 1998
- Singapore: SS 513-1: 2005
- Ấn Độ: IS 15298-I: phương pháp thử nghiệm năm 2011, IS 15298 –II cho giày bảo hộ, Giày dép bảo hộ IS 15298-III, Giày dép chuyên dụng IS 15298-IV
- Thái Lan: TIS 523-2011
- Ở Úc, tiêu chuẩn giày bảo hộ là AS/NZS 2210.3:200
Hi vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về giày bảo hộ lao động và các tiêu chuẩn quốc tế liên quan, giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.